Sáng mãi những trang sử hào hùng Điện Biên (kỳ I)

70 năm đã trôi qua nhưng những trang sử hào hùng Điện Biên vẫn sáng mãi như một khúc ca bất diệt, như “Nhật lệnh gọi bình minh”- vẹn nguyên là những cảm xúc kiêu hùng. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử như một dấu son chói lọi, dẫu thời gian có làm mờ dấu chân người lính, bao chiến sĩ đã mãi mãi ra đi không một lần trở lại chiến trường xưa, nhưng dấu tích của một thời oai hùng mãi trường tồn cùng non sông đất nước, mãi là niềm tự hào, là nguồn cổ vũ lớn lao đối với dân tộc Việt Nam trên những chặng đường chấn hưng đất nước hôm nay.

 

Bài 1: Âm vang Điện Biên

Khát khao cháy bỏng được tận mắt chứng kiến và đắm mình trong không khí sôi động hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), cùng dòng người khắp mọi miền đất nước, chúng tôi về với Điện Biên - mảnh đất cực Tây của Tổ quốc thân yêu để cảm nhận, để lắng sâu hơn trong tâm thức về những địa danh lịch sử đã đi vào huyền thoại.

Khu tượng đài phác họa hình tượng 28 chiến sĩ đang căng mình kéo pháo vượt đèo. 

Đón chúng tôi là những cơn gió Lào hầm hập oi bức. Sau khi đáp máy bay, xe ô tô đưa chúng tôi từ thành phố chạy thẳng về đất Mường Phăng, tới khu di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Quá khứ và hiện tại như sợi dây nối liền khiến bất kỳ ai khi đặt chân tới đây đều trải qua nhiều cảm xúc khác nhau, bồi hồi, hoài niệm, đau thương nhưng cũng đầy tự hào, kiêu hãnh.

Điều đặc biệt khi đến Mường Phăng là cảm giác nóng bức hầu như biến mất khi dạo bước dưới tán cây rừng của khu di tích. Màu xanh mướt mát, trùng điệp của khu rừng nguyên sinh mà người dân thường gọi là “Rừng Đại tướng” kích thích từng bước chân của chúng tôi trong hành trình khám phá Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chúng tôi như ngợp trong dòng người đa sắc phục. Nào là áo dài, nón Huế, mũ tai bèo, nào là quân phục của các cựu chiến binh (CCB), cựu thanh niên xung phong (TNXP), điểm xuyết tha thướt làn áo bà ba vấn khăn rằn, đồng phục của các cháu học sinh Trường Marie Curie (Hà Nội)… đủ ba miền Bắc - Trung- Nam hội ngộ.

Mường Phăng nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 35 km đường bộ, tại khu rừng già dưới chân núi Pú Đồn thuộc xã Mường Phăng, tỉnh Điện Biên. Đây là nơi đặt Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ trong 105 ngày (từ 31/1/1954 đến 15/5/1954), ở độ cao trên 1.000 m so với mặt biển, trên diện tích tự nhiên khoảng 90km2.

Từ căn hầm chỉ huy ra triền núi phía sau, lên đỉnh đồi Pú Cá, quan sát được toàn bộ thung lũng Mường Thanh và các cứ điểm trước kia của quân Pháp như Đồi Him Lam, Đồi Độc Lập, Đồi D1, Đồi C1, Đồi A1, cầu Mường Thanh... Tại đây, Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cùng với Bộ chỉ huy chiến dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính chất quyết định làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Di tích trận địa pháo 105 ly ở bản Phiêng Lơi, xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ. 

Những khoảnh khắc của lịch sử như được tái hiện trong một không gian đặc biệt. Chúng tôi mường tượng hơn 100 ngày ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, bom dội… bao thử thách, cam go, gian khổ, có thời điểm "căng như dây đàn" mà các chiến sĩ đã vượt qua. Như thấy ẩn sâu trong từng căn hầm trú ẩn, lán làm việc của Đại tướng và các tướng lĩnh, các chiến sĩ còn cháy bỏng ý chí cách mạng tiến công, lòng yêu nước nồng nàn, đó chính là nguồn sức mạnh tạo nên chiến thắng hiển hách.

Bên tiếng suối reo, hôm nay, cây bưởi cạnh lán làm việc của Đại tướng vẫn uy phong, nhẹ nhàng đung đưa trong gió, tỏa hương ngào ngạt, tinh khôi. Bếp Hoàng Cầm đã đi vào huyền thoại nằm nép mình dưới tán cây rừng thâm u, mách bảo chúng ta bao suy nghĩ về sự sinh tồn, sức sống bất diệt trong mưa bom, bão đạn của các chiến sĩ.

Đờ Cát và đám quân viễn chinh xâm lược Pháp ôm nhiều ảo tưởng, chúng không thể hình dung nổi, cách cứ điểm Điện Biên Phủ khoảng 10 km đường chim bay, sát nách chúng, tướng Giáp và quân ta lại có một căn cứ chỉ huy chiến dịch hoàn hảo đến vậy. Và lúc ấy, khi Mường Phăng lên tiếng, thì điều đó có nghĩa là cả dân tộc ta “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Sức mạnh Mường Phăng là ở đó.

Lịch sử như một cỗ xe chuyên chở ký ức và hoài niệm, đến Mường Phăng chúng tôi lại thấm thía hơn điều chiêm nghiệm đó. Vậy nên, đặt chân đến Mường Phăng, chúng tôi bồi hồi nhớ về Chiến dịch Trần Hưng Đạo (Trung du) diễn ra tại Vĩnh Phúc năm 1950-1951. Khi ấy, khu nghỉ mát Tam Đảo được chọn làm Tổng hành dinh chỉ huy chiến dịch. Tại đây còn lưu giữ rất nhiều dấu tích lịch sử vô cùng giá trị, giàu ý nghĩa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Đặc biệt là hệ thống hầm của Bộ Chính trị, của Trung ương Đảng được chỉ đạo xây dựng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; những dấu tích trận đánh đồn binh Nhật ngày 16/7/1945 và Sở chỉ huy chiến dịch Trung du mà Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cho xây dựng. Có thể khẳng định, Tam Đảo trong chiến dịch Trần Hưng Đạo như Mường Phăng của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong hồi ký, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Đây là trận đánh vận động lớn thứ hai của quân đội ta. Nếu như trong trận thứ nhất trên chiến trường rừng núi biên giới, bộ đội ta đã chứng tỏ tính ưu việt của mình thì trận thứ hai này ở vùng đồi núi thấp không có địa hình hiểm trở, không có cây cối che phủ, nhiều cánh đồng bằng phẳng, bên cạnh những ưu điểm được phát huy đã bộc lộ những nhược điểm khá rõ…”.

Chiến dịch Trần Hưng Đạo đã chiến thắng vang dội, tạo thêm thế và lực mới, đặc biệt khẳng định đường lối chiến tranh đúng đắn của quân đội nhân dân Việt Nam, là tiền đề để quân và dân ta bước vào Chiến dịch Điện Biên Phủ với niềm tin tất thắng.

Hầm chỉ huy tướng Đờ Cát - điểm tham quan lịch sử thu hút du khách mọi miền Tổ quốc.

Chúng tôi may mắn có dịp gặp ông Nguyễn Tiến Năng (97 tuổi), quê ở Thanh Hóa, nguyên là trợ lý gần 30 năm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Dù tuổi cao, sức yếu, đôi khi dọc đường phải cần sự hỗ trợ của chiếc xe lăn, nhưng trên gương mặt lấm tấm mồ hôi của ông vẫn đong đầy hạnh phúc.

Ông chia sẻ về Chiến dịch Điện Biên Phủ trong niềm kiêu hãnh: “Tôi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ từ khi bắt đầu, ở đơn vị thanh niên xung phong (TNXP) do Bác Hồ tổ chức để phục vụ chiến dịch. Khi ấy, anh em TNXP chúng tôi được giao trọng trách giữ thông suốt 300 km đường dưới mưa bom, bão đạn đánh phá của quân Pháp.

Không thể nhớ hết bao anh em đã đổ xương máu để hàn đường, nối lại đường, bởi mỗi lần địch đánh phá, ngớt tiếng bom đạn, ta phải làm lại đường và cầu để dân công bảo đảm việc tiếp tế nhu yếu phẩm kịp thời cho quân ta. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ai ai cũng bừng bừng khí thế chiến thắng, thi đua đồng lòng lập công, giặc phá thì mình làm lại, miễn sao hàn gắn được đường, bảo đảm thông suốt các mặt trận...

Trong lần trở lại thăm các di tích tại Điện Biên, tôi cũng thăm lại Sơn La, Lai Châu (và cũng nhiều lần thăm lại Tam Đảo - Vĩnh Phúc)… nơi các TNXP đã âm thầm tham gia phục vụ chiến dịch và những kỷ niệm về cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không thể phai nhòa.

Giờ, đường sá giao thông đi lại thuận lợi hơn, các khu di tích được quan tâm, tôn tạo, tôi may mắn trong số ít TNXP ngày ấy còn sống để trở lại, cảm thấy rất trân trọng, tự hào”.

Nói về Chiến dịch Điện Biên Phủ, về những TNXP ngày ấy, ông Nguyễn Tiến Năng còn hé lộ điều bí mật: Tham gia chiến dịch có 200 nghìn dân công, TNXP, có một đội quân trực tiếp đánh Pháp, không chỉ riêng nhiệm vụ làm đường. Bác Hồ tiên đoán Chiến dịch Điện Biên Phủ hết sức nguy hiểm, kéo dài, ảnh hưởng đến tương lai của các cô gái nên chiến dịch không có nữ là vì thế. Cũng bởi vậy, cụm tượng đài TNXP ở Cò Nòi, tỉnh Sơn La không có hình tượng nữ.

Trong hồi ký của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Ngã ba Cò Nòi là một cửa ải, tất cả những người ra trận đều phải vượt qua”. Chính vì vậy, ngã ba Cò Nòi đã trở thành “túi bom”, một trong những trọng điểm đánh phá ác liệt nhất của không lực Pháp trên địa bàn Sơn La. Chúng cho rằng, việc ngăn chặn và cắt đứt con đường vận tải, tiếp tế về mọi mặt của hậu phương miền Bắc cho chiến trường Điện Biên Phủ là vấn đề sống còn của quân đội viễn chinh Pháp tại Việt Nam”.

Cuộc gặp gỡ tuy vội vàng, ngắn ngủi nhưng đầy xúc động. Chia tay ông, tôi nhìn theo dáng người chiến sĩ Điện Biên dung dị năm xưa khuất dần trong dòng người đang đổ về Mường Phăng mà trong lòng trào dâng sự cảm phục, biết ơn sâu sắc. Thầm mong ông vẫn giữ được sự tinh anh, khỏe mạnh, để hẹn lần sau gặp tại Hà Nội được nghe ông kể tiếp những câu chuyện oanh liệt về những chiến sĩ TNXP một thời máu lửa, làm nên bao kỳ tích…

Chiến sĩ Bùi Văn Tỉnh - người tham gia đánh trận cuối cùng Đồi A1 thăm lại 
Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ. 

Chia tay Mường Phăng, về Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ giữa trung tâm thành phố, chúng tôi được gặp cụ Bùi Văn Tỉnh (95 tuổi) trong bộ quân phục gắn đầy Huân, Huy chương, Huy hiệu chiến sĩ Điện Biên… cùng chiếc mũ giản dị, trông cụ vẫn toát lên khí chất, tinh thần của một thanh niên xông pha trận mạc ngày nào.

70 năm trước, khi mới 25 tuổi, chiến sĩ Bùi Văn Tỉnh từ miền xuôi Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng lên miền núi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi đó, ông là trinh sát thuộc Trung đoàn 176, Đại đoàn 316, sau đó được điều chuyển sang Trung đoàn 174, Đại đoàn 316 làm nhiệm vụ trực tiếp tham gia đánh chiếm và đặt bộc phá trên Đồi A1.

Chia sẻ về những thời khắc không thể quên ấy, cụ hồ hởi, đầy tự hào: “Tôi tham gia trọn vẹn Chiến dịch Điện Biên Phủ, trong đó, trận đánh cuối cùng ở Đồi A1 - cứ điểm mà quân Pháp cho là “bất khả chiến bại” là ác liệt nhất, cam go nhất. Ta huy động 4 đợt tấn công vào Đồi A1, trước hỏa lực mạnh, dày đặc, công sự kiên cố của kẻ thù, quân ta hy sinh, thương vong quá nhiều nhưng không thắng nổi. Cuối cùng, chúng tôi phát hiện ra hầm ngầm, báo cáo chỉ huy và được lệnh giữ nguyên vị trí, chốt chân chúng lại, đào đường hầm, chờ quân ta ở hậu cứ mang bộc phá lên…

Khi ấy, tôi được cử cùng trung đội chuyển bộc phá lên để đánh trận cuối cùng. Tiếng nổ của bộc phá làm rung chuyển lòng đất vào đêm mồng 6, rạng sáng mồng 7 tháng 5, chúng tôi xung phong tiến lên, địch không kháng cự nổi, chúng mất hoàn toàn Đồi A1.

Với khí thế hừng hực tấn công, chúng tôi tiếp tục đánh xuống hầm Đờ Cát. Đại đội trưởng 360 Tạ Quốc Luật cùng các chiến sĩ đã bắt sống tướng Đờ Cát, 21 tiểu đoàn của địch đã giơ tay ra hàng, kết thúc Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tôi và đồng đội sung sướng trào nước mắt, nhưng rồi quay lại không biết đồng đội của mình ai còn, ai mất, cảm giác không sao tả xiết… Nhìn lại “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn”, quyết tâm đánh thắng giặc Pháp xâm lược, cuối cùng chiến thắng đã về ta”.

Câu chuyện của cụ Tỉnh khiến không ít du khách ngỡ ngàng dừng chân lắng nghe, trầm trồ thán phục. Chúng tôi và tất cả mọi người đều hàm ơn cụ, vô cùng xúc động, biết ơn những đồng đội của cụ đã ngã xuống trên chính mảnh đất này, để hôm nay, toàn dân tộc đang có cuộc hội ngộ lịch sử, về với Điện Biên Phủ để cảm nhận sâu hơn, đậm hơn bản anh hùng ca bất diệt của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, mang lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân. 

Bài, ảnh: Thu Thủy (Nguồn: baovinhphuc.com.vn)

Danh sách tin tức - bài viết
Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:

Hệ thống văn bản

Thư viện video

Vĩnh Phúc phát triển du lịch kết nối di sản
Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên thanh niên khơi dậy khát vọng công hiến
Phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu cấp ủy
Phát triển văn hóa con người Vĩnh Phúc
Nông dân Vĩnh Phúc làm theo lời Bác
Học tập và làm theo lời Bác để nâng tầm giá trị Làng nghề rèn truyền thống
Mặt trận Tổ quốc các cấp tích cực giám sát, phản biện xã hội tham gia xây dựng Đảng, chính quyền
Nông dân Vĩnh Phúc chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
Vĩnh Phúc xây dựng những miền quê đáng sống
Nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn tại các kỳ họp HĐND
Vĩnh Phúc tăng cường xây dựng nông thôn mới nâng cao
Học và làm theo lời Bác để xây dựng chi bộ “4 Tốt”
Học và làm theo lời Bác trong công tác phát triển Đảng
Nâng cao vai trò của tổ chức đảng trong doanh nghiệp FDI
Hiểu biết cán bộ, khéo dùng cán bộ
Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc chuẩn hóa để đáp ứng yêu cầu mới
Xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu vinh dự và trách nhiệm
Ngành Y tế Vĩnh Phúc học và làm theo lời Bác gắn với nâng cao y đức
Tham gia xây dựng Đảng trách nhiệm lớn của Đoàn
Đánh giá cán bộ bằng sản phẩm
10 dấu ấn nổi bật năm 2022
Bác Hồ trong lòng nhân dân Vĩnh Phúc
Hiệu quả của quyết tâm và sáng tạo trong chỉ đạo điều hành
Động lực để công nhân thi đua sản xuất giỏi
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
Phát triển Đảng trong Doanh nghiệp
Tự phê bình và phê bình vũ khí sắc bén trong xây dựng Đảng
Nâng cao chất lượng học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng - Nhiệm vụ quan trọng đưa Nghị quyết vào cuộc sống
Vĩnh Yên xây dựng niềm tin với Đảng
Khát vọng phát triển
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành cổ vũ trận bóng đá Việt Nam - Malaysia
Khát vọng Vĩnh Phúc
Du lịch Vĩnh Phúc tiếp tục sứ mệnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Phát triển Đảng trong doanh nghiệp – Linh hoạt, sáng tạo
Vĩnh Phúc biến nguy thành cơ
Đường chúng ta đi
Vĩnh Phúc đứng ở Top đầu chỉ số PCI
NHỮNG NGƯỜI LÍNH LÀM NÊN ĐẠI THẮNG 30-4
Sôi nổi các hoạt động chào mừng 47 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh
Gia tăng trẻ nhập viên do mắc các bệnh hô hấp
Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2022
Nhiều hoạt động hướng đến đẩy mạnh kích cầu du lịch
Nâng cao hiệu quả hoạt động báo cáo viên và công tác tuyên truyền miệng
Điểm tin hoạt động lãnh đạo tỉnh tuần qua (28/3/2021-03/4/2022)
Những tấm gương tiêu biểu học tập và làm theo Bác
Vĩnh Phúc cả hệ thống chính trị vào cuộc vì sức khỏe Nhân dân
Danh thắng Tây Thiên giá trị lịch sử và văn hóa
Những tấm gương của núi rừng Tây Bắc
Cách xác định các ca bệnh trong tình hình mới
Tây Thiên - Đến với Phật về với Mẫu
Độc đáo Lễ hội Tây Thiên
Khám phá hệ thống tượng Mẫu, danh thắng Tây Thiên
Đền Cô và những câu chuyện chưa kể
Về thăm Thiền viện Trúc lâm An Tâm
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Làng hát Văn trên đất mẫu Tây Thiên
Người Sán Dìu ở Tam Đảo - Tín ngưỡng thờ Quốc Mẫu
Mâm cơm dâng Mẫu của người Sán Dìu Vĩnh Phúc
Đến thăm Đền Dầu
Thăm Đền Sóc Sơn
Vãn cảnh Chùa Thông
Về thăm Đình Xuân Mẫu
Kiểm tra, giám sát chặt hoạt động kinh doanh xăng, dầu
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG THIẾT BỊ Y TẾ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ COVID- 19
Tăng cường quản lý thị trường xăng dầu và kis test xét nghiệm Covid-19
Điểm tin hoạt động lãnh đạo tỉnh tuần qua (07/3/2022-13/3/2022)
Vĩnh Phúc linh hoạt chống dịch và tạo đà tăng trưởng
Vĩnh Phúc điều trị F0 tại nhà khi đã cơ bản bao phủ Vaccine
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ Quốc gia 50 năm thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng
Vĩnh Phúc đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
Khuyến cáo sử dụng thuốc kháng virus điều trị COVID-19 an toàn và hiệu quả
Lưu ý khi mua và sử dụng test nhanh COVID-19
Những lưu ý khi xông hơi điều trị Covid 19
Phát huy hiệu quả tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng
Chuyển biến từ đánh giá cán bộ bằng sản phẩm
Đồng hành cùng F0 điều trị tại nhà
Vĩnh Phúc linh hoạt giải pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới
Xử lý rác thải của bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà
Kịp thời cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị Covid-19 tại nhà
Người dân chủ động tầm soát dịch tại nhà
Những chiến sỹ áo trắng trên tuyến đầu chống dịch Covid-19
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho F0 điều trị tại nhà
Hướng dẫn cơ bản khi bệnh nhân mắc Covid-19 (F0) thực hiện cách ly điều trị tại nhà
Để người mắc Covid-19 vững tâm điều trị tại nhà
Trạm y tế lưu động: Giảm áp lực điều trị tập trung, tách F0 tránh lây nhiễm diện rộng
Giám sát nghiêm ngặt việc cách ly, điều trị F0 tại nhà
Điểm tin hoạt động lãnh đạo tỉnh tuần qua (7/02/2022-13/02/2022)
Vĩnh Phúc đổi mới nhiệm vụ then chốt
Vĩnh Phúc 72 mùa xuân
Dấu ấn Vĩnh Phúc 2021
Toàn văn bài phát biểu chúc Tết Nhâm Dần 2022 của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
Điểm tin hoạt động lãnh đạo tỉnh tuần qua (17/01/2022-23/01/2022)
Vĩnh Phúc - hành trình đổi mới
Vĩnh Phúc - Điểm sáng phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội
Vĩnh Phúc đổi mới để đánh giá đúng cán bộ
Công an Vĩnh Phúc tất cả vì sự bình yên của nhân dân
Giáo dục Vĩnh Phúc vươn tầm cao mới
25 năm - Dấu ấn nông nghiệp Vĩnh Phúc
Vĩnh Tường trên chặng đường phát triển
Thành phố Phúc Yên - đầu tàu kinh tế của Vĩnh Phúc
Hiệu quả từ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Diện mạo nông thôn mới ở Bình Xuyên
Đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi học trong trạng thái "bình thường mới"
Đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
Vĩnh Phúc phát huy hiệu quả dịch vụ công trực tuyến
Linh hoạt ứng phó khi F0 trong cộng đồng gia tăng
Tam Đảo chống dịch covid-19
Tăng độ bao phủ Vaccine phòng Covid-19
Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV, nhiệm kỳ 2021-2026
Vươn lên sau vấp ngã
Vĩnh Phúc nỗ lực thực hiện "mục tiêu kép"
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - nền tảng, niềm tin và khát vọng
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại khai mạc Đại hội Đảng XIII
Tổng bí thư: Văn hóa còn thì dân tộc còn
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng