Vĩnh Phúc quan tâm chú trọng đến công tác giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống

Nhận thức rõ được vị trí quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng, từ đầu năm 1962, Bộ Chính trị khóa III đã ra Nghị quyết thành lập Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương. Ngày 18/9/1962, Ban Bí thư ban hành Thông tri thành lập Ban nghiên cứu lịch sử Đảng ở các khu, thành, tỉnh, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó đến nay, công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng luôn được Đảng và cấp ủy các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện, gần đây nhất là ngày 18/01/2018, Ban Bí thư Trung ương ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng.

 Hội thảo khoa học "Tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử Đảng bộ tỉnh, lịch sử địa phương trong Trường Chính trị tỉnh và các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc"

Thực hiện chỉ thị của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy đảng trong tỉnh và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy triển khai thực hiện toàn diện công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng. Ngày 10/4/2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Thông tri số 16-TT/TU “Về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bộ các cấp, lịch sử các ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trong tỉnh”, thay thế Thông tri số 33-TT/TU năm 2003 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống. Nhận thấy rõ vai trò của công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống đối với công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức trong giai đoạn hiện nay, tháng 10/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Đề án số 14-ĐA/TU về nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025, nhằm phát huy vai trò của các cấp, các ngành trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần chủ động, đoàn kết, sáng tạo để mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên là những chiến sĩ xung kích tham gia công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, khơi dậy niềm tự hào, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng cống hiến và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, người dân, nhất là thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước.

Tiếp đến ngày 10/11/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Văn bản số 2307  để triển khai thực hiện Kết luận số 2517 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Thông báo số 387 của Ban Tuyên giáo Trung ương tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương “Về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”, trong đó tỉnh xác định: Chú trọng và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng bằng các hình thức phù hợp, hiệu quả cho từng đối tượng.

Có thể khẳng định bằng việc ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thể hiện rõ sự quan tâm của tỉnh đối với công tác nghiên cứu, biên soạn nói chung và công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống nói riêng, điều đó được thể hiện ở những điểm sau:

Thông tri 16-TT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã khẳng định nội hàm công tác lịch sử Đảng không chỉ là nghiên cứu, biên soạn mà phải trên cơ sở kết quả nghiên cứu lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống, tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng, làm cho lịch sử Đảng thấm sâu vào tâm trí của mỗi cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên, nhằm tạo động lực và năng lực nội sinh để đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập trên địa bàn tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhấn mạnh “Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống địa phương, với hình thức đa dạng, nhằm nâng cao nhận thức và lòng tự hào về Đảng, dân tộc, về truyền thống lịch sử và những thành tựu của quê hương Vĩnh Phúc, góp phần bồi đắp lý tưởng cách mạng, nhân cách sống và ý chí vươn lên của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân”.

Để nâng cao nhận thức và tăng cường sự quan tâm của Đảng cũng như toàn xã hội, Ban Thường vụ yêu cầu: “Các cấp ủy, trực tiếp và thường xuyên là Thường trực cấp ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác lịch sử Đảng. Quan tâm sưu tầm, đẩy mạnh khai thác bổ sung tư liệu; làm tốt công tác bảo quản, lưu trữ, tiến tới số hóa toàn bộ tư liệu lịch sử Đảng. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng, tính khách quan, khoa học của các công trình lịch sử ở các cấp, các ngành. Để tạo ra sự chuyển biến thực sự trong nhận thức cũng như tổ chức thực hiện hiệu quả công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống thì người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng phải nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy khẳng định: Làm tốt công tác này không chỉ đóng góp trực tiếp đối với công tác xây dựng Đảng trong bối cảnh hiện nay, mà còn “nâng cao nhận thức và lòng tự hào về Đảng, dân tộc, về truyền thống lịch sử và những thành tựu của quê hương Vĩnh Phúc”.

Thông tri của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngoài việc giao nhiệm vụ chung cho cấp ủy, còn giao trách nhiệm trực tiếp và thường xuyên là thường trực cấp ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác lịch sử Đảng. Yêu cầu này đòi hỏi thường trực cấp ủy phải sát sao hơn trong chỉ đạo nhằm tạo ra sự chuyển biến về chất đối với công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống.

Trong thực hiện yêu cầu các cấp ủy chú trọng đến tính toàn diện của công tác lịch sử Đảng, bao gồm: Công tác sưu tầm, lưu trữ tư liệu; công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản; công tác tuyên truyền, giáo dục. Các nội dung đó gắn kết chặt chẽ và bổ sung cho nhau, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả các công trình lịch sử Đảng. 

Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trong Đảng và toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Tỉnh ủy đối với việc giáo dục truyền thống, bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự tôn, tự hào dân tộc trên cơ sở thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Đó cũng là cách thức để hoàn thiện nhân cách của mỗi người dân Vĩnh Phúc. Phù hợp với Nghị quyết số 15-NQ/TUngày 12/12/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế, để “hội nhập” mà không “hòa tan”, giữ gìn bản sắc dân tộc thì việc tuyên truyền, giáo dục cho mỗi người dân Vĩnh Phúc am hiểu lịch sử của dân tộc nói chung và lịch sử Đảng bộ tỉnh nói riêng là việc làm cần thiết, có ý nghĩa sâu sắc. Bởi lẽ, giữ gìn “truyền thống” và bản sắc dân tộc chính là phát huy sức mạnh mềm - sức mạnh nội sinh truyền thống, khát vọng của con người Vĩnh Phúc trong bối cảnh mới.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu “Chú trọng và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng bằng các hình thức phù hợp, hiệu quả cho từng đối tượng; đưa chuyên đề lịch sử Đảng vào trong giảng dạy tại các Trung tâm chính trị cấp huyện, thành phố theo Quyết định số 2448 của Ban Tuyên giáo Trung ương. Kết hợp đấu tranh chống quan điểm sai trái, xuyên tạc, bảo vệ nền tảng tư tưởng, quan điểm, đường lối và lịch sử của Đảng; chú trọng công tác bảo vệ, tôn tạo, phát huy vai trò của hệ thống di tích lịch sử cách mạng phục vụ nhiệm vụ giáo dục truyền thống cách mạng”.

Cấp ủy các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống gắn với tổ chức các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, của tỉnh và các địa phương, các ngành bằng các hình thức phong phú, đa dạng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn, đôn đốc, triển khai thực hiện việc đưa lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống cách mạng vào giảng dạy tại Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm chính trị các huyện, thành phố và hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên chỉ đạo Bảo tàng tỉnh sưu tầm, tổ chức trưng bày, triển lãm; Sở Giáo dục và Đào tạo đưa lịch sử địa phương vào giảng dạy tại các nhà trường, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, giáo dục lịch sử. Tỉnh đã và đang triển khai xây dựng bộ tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc từ lớp 1 đến lớp 12. Các nhà trường chủ động tổ chức đưa học sinh đi tham quan các bảo tàng, di tích, đài tưởng niệm, các làng nghề truyền thống… Qua đó, học sinh có thêm cơ hội được tìm hiểu, khám phá, mở rộng kiến thức về văn hóa, lịch sử quê hương, đất nước; góp phần giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống của dân tộc, tri ân các anh hùng liệt sỹ, các bậc tiền nhân của quê hương đất nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cũng còn những tồn tại, bất cập. Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng, lịch truyền thống trên địa bàn tỉnh, thời gian tới, chúng ta cần thực hiện tốt những nội dung:

Thứ nhất, cần đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nội dung các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về công tác lịch sử Đảng, trọng tâm là Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương; Thông tri số 16-TT/TU, ngày 10/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bộ các cấp, lịch sử các ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trong tỉnh”,  Văn bản số 2307 ngày  10 /11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Kết luận số 2517 và Thông báo số 387. Cần chú trọng và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng bằng các hình thức phù hợp, hiệu quả cho từng đối tượng; đưa chuyên đề lịch sử Đảng vào trong giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức theo Quyết định số 2448 của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Sớm hoàn thiện nghiên cứu, biên soạn, phát hành bộ tài liệu giáo dục địa phương dùng cho các cấp học theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các phòng truyền thống, như là bảo tàng thu nhỏ tại các trường học trong tỉnh để học sinh tham quan, tìm hiểu.

Thứ hai, không ngừng đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tăng thực hành kỹ năng, giảm tải thời lượng lý thuyết, gắn lý luận với thực tiễn, tăng tương tác, đối thoại giữa giáo viên và học sinh, kết hợp phương pháp giáo dục truyền thống với giáo dục hiện đại, tạo khả năng thu hút, hấp dẫn người học. Trong điều kiện hiện nay, sử dụng hiệu quả internet và mạng xã hội là một phương pháp cần quan tâm, đây cũng là phương pháp để giúp học sinh nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống.

Thứ ba, cần chú trọng nhiều hơn nữa các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, sân khấu hóa trong các chương trình của nhà trường và trong các cuộc thi do các ngành tổ chức. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng... được tổ chức hiệu quả trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương, của cơ quan, đơn vị, các hoạt động về nguồn, noi gương người tốt, việc tốt... Công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử cho học sinh, sinh viên thông qua tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao... có thể thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia.

Thứ tư, các ngành chức năng của tỉnh cần phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nghiên cứu, đề xuất cụ thể nội dung, chương trình cần thiết để tham mưu với Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng về công tác giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống trên địa bàn tỉnh.

Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng, đòi hỏi cần được lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm, phối hợp triển khai đồng bộ, kết hợp với nhiều yếu tố về chủ trương, cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới chương trình giáo dục, chương trình ngoại khóa... Việc nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống trong hệ thống giáo dục cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhà trường; khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần định hướng tư tưởng và phát huy các giá trị truyền thống trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước hiện nay.

Ngô Chí Tuệ - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

 

 

Danh sách tin tức - bài viết
Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:

Hệ thống văn bản

Thư viện video

Vĩnh Phúc phát triển du lịch kết nối di sản
Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên thanh niên khơi dậy khát vọng công hiến
Phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu cấp ủy
Phát triển văn hóa con người Vĩnh Phúc
Nông dân Vĩnh Phúc làm theo lời Bác
Học tập và làm theo lời Bác để nâng tầm giá trị Làng nghề rèn truyền thống
Mặt trận Tổ quốc các cấp tích cực giám sát, phản biện xã hội tham gia xây dựng Đảng, chính quyền
Nông dân Vĩnh Phúc chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
Vĩnh Phúc xây dựng những miền quê đáng sống
Nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn tại các kỳ họp HĐND
Vĩnh Phúc tăng cường xây dựng nông thôn mới nâng cao
Học và làm theo lời Bác để xây dựng chi bộ “4 Tốt”
Học và làm theo lời Bác trong công tác phát triển Đảng
Nâng cao vai trò của tổ chức đảng trong doanh nghiệp FDI
Hiểu biết cán bộ, khéo dùng cán bộ
Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc chuẩn hóa để đáp ứng yêu cầu mới
Xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu vinh dự và trách nhiệm
Ngành Y tế Vĩnh Phúc học và làm theo lời Bác gắn với nâng cao y đức
Tham gia xây dựng Đảng trách nhiệm lớn của Đoàn
Đánh giá cán bộ bằng sản phẩm
10 dấu ấn nổi bật năm 2022
Bác Hồ trong lòng nhân dân Vĩnh Phúc
Hiệu quả của quyết tâm và sáng tạo trong chỉ đạo điều hành
Động lực để công nhân thi đua sản xuất giỏi
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
Phát triển Đảng trong Doanh nghiệp
Tự phê bình và phê bình vũ khí sắc bén trong xây dựng Đảng
Nâng cao chất lượng học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng - Nhiệm vụ quan trọng đưa Nghị quyết vào cuộc sống
Vĩnh Yên xây dựng niềm tin với Đảng
Khát vọng phát triển
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành cổ vũ trận bóng đá Việt Nam - Malaysia
Khát vọng Vĩnh Phúc
Du lịch Vĩnh Phúc tiếp tục sứ mệnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Phát triển Đảng trong doanh nghiệp – Linh hoạt, sáng tạo
Vĩnh Phúc biến nguy thành cơ
Đường chúng ta đi
Vĩnh Phúc đứng ở Top đầu chỉ số PCI
NHỮNG NGƯỜI LÍNH LÀM NÊN ĐẠI THẮNG 30-4
Sôi nổi các hoạt động chào mừng 47 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh
Gia tăng trẻ nhập viên do mắc các bệnh hô hấp
Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2022
Nhiều hoạt động hướng đến đẩy mạnh kích cầu du lịch
Nâng cao hiệu quả hoạt động báo cáo viên và công tác tuyên truyền miệng
Điểm tin hoạt động lãnh đạo tỉnh tuần qua (28/3/2021-03/4/2022)
Những tấm gương tiêu biểu học tập và làm theo Bác
Vĩnh Phúc cả hệ thống chính trị vào cuộc vì sức khỏe Nhân dân
Danh thắng Tây Thiên giá trị lịch sử và văn hóa
Những tấm gương của núi rừng Tây Bắc
Cách xác định các ca bệnh trong tình hình mới
Tây Thiên - Đến với Phật về với Mẫu
Độc đáo Lễ hội Tây Thiên
Khám phá hệ thống tượng Mẫu, danh thắng Tây Thiên
Đền Cô và những câu chuyện chưa kể
Về thăm Thiền viện Trúc lâm An Tâm
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Làng hát Văn trên đất mẫu Tây Thiên
Người Sán Dìu ở Tam Đảo - Tín ngưỡng thờ Quốc Mẫu
Mâm cơm dâng Mẫu của người Sán Dìu Vĩnh Phúc
Đến thăm Đền Dầu
Thăm Đền Sóc Sơn
Vãn cảnh Chùa Thông
Về thăm Đình Xuân Mẫu
Kiểm tra, giám sát chặt hoạt động kinh doanh xăng, dầu
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG THIẾT BỊ Y TẾ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ COVID- 19
Tăng cường quản lý thị trường xăng dầu và kis test xét nghiệm Covid-19
Điểm tin hoạt động lãnh đạo tỉnh tuần qua (07/3/2022-13/3/2022)
Vĩnh Phúc linh hoạt chống dịch và tạo đà tăng trưởng
Vĩnh Phúc điều trị F0 tại nhà khi đã cơ bản bao phủ Vaccine
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ Quốc gia 50 năm thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng
Vĩnh Phúc đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
Khuyến cáo sử dụng thuốc kháng virus điều trị COVID-19 an toàn và hiệu quả
Lưu ý khi mua và sử dụng test nhanh COVID-19
Những lưu ý khi xông hơi điều trị Covid 19
Phát huy hiệu quả tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng
Chuyển biến từ đánh giá cán bộ bằng sản phẩm
Đồng hành cùng F0 điều trị tại nhà
Vĩnh Phúc linh hoạt giải pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới
Xử lý rác thải của bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà
Kịp thời cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị Covid-19 tại nhà
Người dân chủ động tầm soát dịch tại nhà
Những chiến sỹ áo trắng trên tuyến đầu chống dịch Covid-19
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho F0 điều trị tại nhà
Hướng dẫn cơ bản khi bệnh nhân mắc Covid-19 (F0) thực hiện cách ly điều trị tại nhà
Để người mắc Covid-19 vững tâm điều trị tại nhà
Trạm y tế lưu động: Giảm áp lực điều trị tập trung, tách F0 tránh lây nhiễm diện rộng
Giám sát nghiêm ngặt việc cách ly, điều trị F0 tại nhà
Điểm tin hoạt động lãnh đạo tỉnh tuần qua (7/02/2022-13/02/2022)
Vĩnh Phúc đổi mới nhiệm vụ then chốt
Vĩnh Phúc 72 mùa xuân
Dấu ấn Vĩnh Phúc 2021
Toàn văn bài phát biểu chúc Tết Nhâm Dần 2022 của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
Điểm tin hoạt động lãnh đạo tỉnh tuần qua (17/01/2022-23/01/2022)
Vĩnh Phúc - hành trình đổi mới
Vĩnh Phúc - Điểm sáng phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội
Vĩnh Phúc đổi mới để đánh giá đúng cán bộ
Công an Vĩnh Phúc tất cả vì sự bình yên của nhân dân
Giáo dục Vĩnh Phúc vươn tầm cao mới
25 năm - Dấu ấn nông nghiệp Vĩnh Phúc
Vĩnh Tường trên chặng đường phát triển
Thành phố Phúc Yên - đầu tàu kinh tế của Vĩnh Phúc
Hiệu quả từ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Diện mạo nông thôn mới ở Bình Xuyên
Đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi học trong trạng thái "bình thường mới"
Đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
Vĩnh Phúc phát huy hiệu quả dịch vụ công trực tuyến
Linh hoạt ứng phó khi F0 trong cộng đồng gia tăng
Tam Đảo chống dịch covid-19
Tăng độ bao phủ Vaccine phòng Covid-19
Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV, nhiệm kỳ 2021-2026
Vươn lên sau vấp ngã
Vĩnh Phúc nỗ lực thực hiện "mục tiêu kép"
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - nền tảng, niềm tin và khát vọng
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại khai mạc Đại hội Đảng XIII
Tổng bí thư: Văn hóa còn thì dân tộc còn
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng