Vĩnh Phúc trong cách mạng Tháng Tám năm 1945

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài, kiên cường, bất khuất của Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn, đầy sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin.

Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật. Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.

Trong nước, trải qua nhiều thử thách cam go và các cuộc diễn tập quan trọng như: Cao trào cách mạng 1930 - 1931, phong trào dân chủ 1936 - 1939, phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945, phong trào cách mạng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trước tình hình quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi, Đảng ta đã có những quyết sách nhằm đẩy mạnh công tác chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.

Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Tháng 4-1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.

Từ tháng 4-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức. Đầu tháng 5-1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8-1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: tập trung, thống nhất, kịp thời. 23 giờ ngày 13-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18-8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19-8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.

Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.

Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ đó, ngày 2-9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.

Trên địa bàn Vĩnh Phúc, trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Vĩnh Phúc gồm hai tỉnh được thành lập khi thực dân Pháp đến xâm lược nước ta: Vĩnh Yên (1890) và Phúc Yên (1904). Ngày 12-2-1950, Chính phủ ra Nghị định số 03-TTg về việc hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc.

Thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám, 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên đã chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Vĩnh Phúc (Vĩnh Yên và Phúc Yên) là nơi sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng của Đảng, trên cơ sở đó, các tổ chức Đảng lần lượt được ra đời như: Chi bộ đồn điền Đa Phúc ra đời tháng 3-1933, chi bộ đồn điền Tam Lộng ra đời tháng 10-1933, chi bộ Vĩnh Tường ra đời tháng 8-1938, chi bộ Dẫn Tự - Hoà Lạc ra đời năm 1939.

Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng, các Ban cán sự Đảng và đặc biệt là sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương thông qua 2 đội công tác về xây dựng khu an toàn của Xứ uỷ và Trung ương (khu ATK) trên đất Vĩnh Phúc cuối năm 1944, phong trào cách mạng của tỉnh có sự chuyển biến mạnh mẽ. Phong trào thành lập Mặt trận Việt Minh phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh. Các khu căn cứ du kích ở Bắc Tam Dương - Lập Thạch (Vĩnh Yên), căn cứ Ngọc Thanh (Phúc Yên) lần lượt ra đời.

Ngày 13-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1” chính thức phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước. Căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương và vận dụng Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, Đảng bộ hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên đã phát động nhân dân khởi nghĩa. Ở Vĩnh Yên, cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều xã, huyện rồi lan rộng ra trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, huyện Lập Thạch là nơi diễn ra khởi nghĩa sớm nhất (ngày 17-8-1945), tiếp đó là huyện Bình Xuyên (18-8-1945), các huyện: Vĩnh Tường (21-8-1945), Yên Lạc (22-8-1945), Tam Dương (24-8-1945). Riêng ở thị xã Vĩnh Yên, lực lượng quân Nhật có trên 200 tên, bọn Quốc dân đảng phản động do tên Lê Khang cầm đầu đã cấu kết với bọn Đại Việt của Đỗ Đình Đạo ra sức xây dựng củng cố lực lượng vũ trang để chống lại cách mạng. Vì vậy, kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng ở thị xã Vĩnh Yên ngày 25-8-1945 không thực hiện được. Ngày 25/8/1945, Tỉnh uỷ Vĩnh Yên họp tại ấp Vân Hội (Tam Dương) quyết định tổ chức một cuộc biểu tình vào thị xã, nhằm biểu dương sức mạnh của quần chúng vào ngày 31-8-1945. Đúng ngày đã định, hàng vạn quần chúng nhân dân trong đó có hàng nghìn tự vệ và du kích khu từ các địa phương của tỉnh tiến về thị xã. Trước tinh thần kiên cường, không chịu lùi bước của quần chúng, bọn đầu sỏ Quốc dân đảng ra lệnh cho quân lính sả súng vào đoàn biểu tình, làm cho nhiều người chết và bị thương. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã Vĩnh Yên không thành công.

Tuy thị xã Vĩnh Yên vẫn bị bọn phản động chiếm đóng nhưng các huyện trong tỉnh đã khởi nghĩa thành công, chính quyền cách mạng từ làng, xã đến huyện đã được thành lập. Đầu tháng 9-1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Vĩnh Yên do đồng chí Đặng Việt Châu làm Chủ tịch được thành lập và đóng trụ sở tại huyện Yên Lạc. Đó là cơ sở pháp lý để chúng ta tiếp tục đấu tranh với quân Tưởng và bọn Quốc dân đảng.

Ở Phúc Yên, là tỉnh nằm trong ATK của Trung ương, trong cùng một lúc có Đội công tác Trung ương, Đội công tác Xứ ủy và Ban Cán sự tỉnh phụ trách, nên công cuộc khởi nghĩa các huyện trong tỉnh có nhiều mối chỉ đạo khác nhau. Được tin Nhật đầu hàng, căn cứ vào chỉ thị của Trung ương về điều kiện và thời cơ khởi nghĩa, Ban Cán sự Phúc Yên đã triệu tập Hội nghị cán bộ toàn tỉnh họp tối ngày 18-8-1945 tại đình làng Chi Đông (huyện Kim Anh) để bàn kế hoạch khởi nghĩa. Theo kế hoạch, sáng ngày 19-8-1945 hàng vạn quần chúng nhân dân tỉnh Phúc Yên giương cao cờ đỏ sao vàng, rầm rập từ nhiều hướng tiến về thị xã khởi nghĩa giành chính quyền. Mặc dù vấp phải sự ngăn chặn của bọn phản động cách mạng, nhưng trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, chính quyền đã thuộc về nhân dân. Ngày 30-8-1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Phúc Yên thành lập. Trước đó, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền đã thắng lợi ở các huyện Yên Lãng (20-8-1945), Đông Anh (21-8-1945), Đa Phúc (23-8-1945).

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm1945 ở Vĩnh Phúc đã để lại cho Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá:

Một là, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Vĩnh Yên và Phúc Yên là do hai Đảng bộ đã nhạy bén tiếp thu và vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương, nhất là chủ trương xây dựng lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa của Trung ương Đảng, trong đó đặc biệt là vai trò hạt nhân lãnh đạo của các đảng viên, các chi bộ Đảng ở cơ sở.

Hai là, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở hai tỉnh là do các Đảng bộ thực hiện thành công chủ trương của Đảng là tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân trong Mặt trận Việt Minh, là hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Ba là, Nhân dân các dân tộc tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Khi có Đảng, truyền thống đó được phát huy cao hơn, được nhân lên gấp bội.

Bốn là, sự phối hợp chặt chẽ trong mối liên hệ của phong trào cách mạng giữa các địa phương lân cận.

Cách mạng Tháng Tám trên địa bàn Vĩnh Phúc là một bộ phận Cách mạng Tháng Tám cả nước, đã đóng góp xứng đáng vào thắng lợi chung của dân tộc. Trang sử vàng Cách mạng Tháng Tám mãi mãi là niềm tự hào đối với Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc./.

Đình Nguyễn

(Theo Tài liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

Danh sách tin tức - bài viết
Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:

Văn bản mới

Thư viện video

Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu 75 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc (12/2/1950 - 12/2/2025)
Kết quả nổi bật Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024
Thiết thực trong học tập và làm theo lời Bác ở Yên Lạc
Lực lượng vũ trang Vĩnh Phúc phát huy vai trò nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh
Phụ nữ Vĩnh Phúc học và làm theo lời Bác bằng những việc làm thiết thực
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, góp phần xây dựng đảng vững mạnh
Vĩnh Phúc thực hiện các giải pháp đột phá phát triển Đảng trong doanh nghiệp
Vĩnh Tường đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác
Tết Độc lập nhớ Bác
Ngành GD và ĐT Vĩnh Phúc thực hiện di chúc của Bác
Vĩnh Yên đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên
Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu dân cư
Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên "Gần dân, sát dân"
Vĩnh Phúc triển khai thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025
Vĩnh Phúc phát triển du lịch kết nối di sản
Học tập và làm theo lời Bác để nâng tầm giá trị Làng nghề rèn truyền thống
Mặt trận Tổ quốc các cấp tích cực giám sát, phản biện xã hội tham gia xây dựng Đảng, chính quyền
Vĩnh Yên xây dựng niềm tin với Đảng
Đường chúng ta đi
NHỮNG NGƯỜI LÍNH LÀM NÊN ĐẠI THẮNG 30-4
Sôi nổi các hoạt động chào mừng 47 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh
Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2022
Những tấm gương tiêu biểu học tập và làm theo Bác
Danh thắng Tây Thiên giá trị lịch sử và văn hóa
Những tấm gương của núi rừng Tây Bắc
Tây Thiên - Đến với Phật về với Mẫu
Độc đáo Lễ hội Tây Thiên
Khám phá hệ thống tượng Mẫu, danh thắng Tây Thiên
Đền Cô và những câu chuyện chưa kể
Về thăm Thiền viện Trúc lâm An Tâm
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Làng hát Văn trên đất mẫu Tây Thiên
Người Sán Dìu ở Tam Đảo - Tín ngưỡng thờ Quốc Mẫu
Mâm cơm dâng Mẫu của người Sán Dìu Vĩnh Phúc
Đến thăm Đền Dầu
Thăm Đền Sóc Sơn
Vãn cảnh Chùa Thông
Về thăm Đình Xuân Mẫu
Kiểm tra, giám sát chặt hoạt động kinh doanh xăng, dầu
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ Quốc gia 50 năm thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng
Khuyến cáo sử dụng thuốc kháng virus điều trị COVID-19 an toàn và hiệu quả
Kịp thời cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị Covid-19 tại nhà
Người dân chủ động tầm soát dịch tại nhà
Giám sát nghiêm ngặt việc cách ly, điều trị F0 tại nhà
Toàn văn bài phát biểu chúc Tết Nhâm Dần 2022 của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
Giáo dục Vĩnh Phúc vươn tầm cao mới
Vĩnh Tường trên chặng đường phát triển
Thành phố Phúc Yên - đầu tàu kinh tế của Vĩnh Phúc
Diện mạo nông thôn mới ở Bình Xuyên
Đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
Tam Đảo chống dịch covid-19
Tăng độ bao phủ Vaccine phòng Covid-19
Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV, nhiệm kỳ 2021-2026
Vươn lên sau vấp ngã
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - nền tảng, niềm tin và khát vọng
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại khai mạc Đại hội Đảng XIII
Tổng bí thư: Văn hóa còn thì dân tộc còn
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng