Vĩnh Phúc: Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) và Kết luận số 52-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, công tác xây dựng đội ngũ trí thức ở Vĩnh Phúc đã có những chuyển biến quan trọng. Vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức được nâng cao và không ngừng được củng cố, tăng cường về số lượng, chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trao bằng tốt nghiệp lớp Cao cấp Lý luận chính trị hệ không tập trung khóa học 2016-2018

TẠO MÔI TRƯỜNG, ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC

Tính đến ngày 31/12/2021, số cán bộ công chức viên chức của tỉnh có 105 tiến sĩ và tương đương, 2.856 thạc sĩ và tương đương, 15.989 đại học. Đội ngũ này đã có những đóng góp không nhỏ trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội, như chính trị, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn học - nghệ thuật...

Việc hoàn thiện môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức được triển khai đồng bộ, toàn diện, tạo sự chuyển biến tích cực. Hệ thống các văn bản về xây dựng đội ngũ trí thức được hoàn thiện đầy đủ, công tác cán bộ được ban hành, sửa đổi, bổ sung ngày càng đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp với thực tế hơn.

Trong hai năm 2009 - 2010, UBND tỉnh đã tuyển chọn 35 học sinh thi đỗ đại học chính quy trong nước cử đi đào tạo một số chuyên ngành tỉnh cần tại Vân Nam, Trung Quốc và thực hiện hỗ trợ toàn bộ học phí. Đến nay, toàn bộ số sinh viên trên đã tốt nghiệp và được tỉnh xem xét, bố trí công tác tại các sở, ngành và UBND cấp huyện. Từ tháng 11/2008 đến nay, tỉnh đã thu hút được 56 sinh viên có bằng tốt nghiệp loại giỏi về công tác tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đã thực hiện chính sách thưởng theo thành tích đối với 41 công chức, viên chức và hỗ trợ thu hút lần đầu đối với người có tài năng theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Trong hoạt động tôn vinh trí thức, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tham mưu UBND tỉnh triển khai tổ chức thành công 8 hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh (định kỳ hai năm một lần). Từ năm 2016 đến nay, đã có 2 công trình được tuyển chọn, công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam; 4 trí thức KHCN tiêu biểu của Liên hiệp Hội Vĩnh Phúc được Liên hiệp Hội Việt Nam xét chọn, tôn vinh; 20 nhà giáo được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú; có 3 Thầy thuốc nhân dân, 55 Thầy thuốc ưu tú. Đây là sự ghi nhận, tôn vinh của Đảng và Nhà nước đối với những sáng tạo của đội ngũ trí thức Vĩnh Phúc nói riêng và đội ngũ trí thức cả nước nói chung.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng trí thức, từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã cử hơn 20 nghiên cứu sinh tập trung vào các ngành đào tạo gồm: Kinh tế, kỹ thuật, Hành chính công, Y tế, Giáo dục, Luật, hơn 500 cán bộ đi đào tạo thạc sĩ trong và ngoài nước; trên 300 cán bộ đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị tập trung. Đầu tư kinh phí đào tạo cho 119 sinh viên hệ chính quy tại các trường đại học Y, đại học Dược Hà Nội. Trường Chính trị tỉnh mở được 463 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho 55.107 lượt cán bộ, đảng viên các cấp và tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước (QLNN) cho khoảng 2.973 người, trong đó có khoảng 1.732 người bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên, 1.150 người bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên chính, hơn 100 người bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên cao cấp. Quy mô đào tạo, bồi dưỡng ngày càng được mở rộng, tổng số CBCC cấp xã đạt chuẩn trên toàn tỉnh lên 95,5% (vượt 5,5% so với chỉ tiêu Nghị quyết số 06-NQ/TU đề ra). Đến nay, toàn tỉnh có 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý công chức viên chức cấp tỉnh, huyện đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định. Bên cạnh đó, tỉnh đã cử 194 công chức, viên chức đi bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh tại Philippines, trong đó có 20 công chức cấp tỉnh, huyện và 174 giáo viên tiếng Anh các cấp học. Đã bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tin học cho khoảng 2.260 cán bộ công chức viên chức các cấp (CBCCVC), trong đó có khoảng 600 cán bộ, công chức cấp xã.

Có thể khẳng định, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh đã sớm triển khai nội dung đào tạo phát triển nguồn nhân lực và thực hiệu có hiệu quả nội dung Nghị quyết 27-NQ/TW. Công tác xây dựng đội ngũ CBCCVC được đổi mới toàn diện về các mặt như: tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, phân cấp quản lý, quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ, thực hiện dân chủ, công khai, đúng quy định. Số lượng, chất lượng đội ngũ trí thức ngày càng được nâng cao. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong tỉnh được nâng lên, hầu hết đều có trình độ từ đại học trở lên. Viên chức sự nghiệp cơ bản đạt chuẩn đào tạo theo chức danh, riêng sự nghiệp giáo dục, giáo viên được đào tạo trên chuẩn chiếm tỷ lệ cao.

ĐẶT MỤC TIÊU HÌNH THÀNH ĐƯỢC ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA GIỎI CỦA TỈNH TRONG HẦU HẾT CÁC LĨNH VỰC

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc quản lý, sử dụng đội ngũ trí thức còn có những hạn chế nhất định, đó là các cấp, các ngành còn ít quan tâm đến bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao và tôn vinh những trí thức có tài năng. Tỉnh hiện vẫn còn thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, thiếu chuyên gia giỏi ở một số lĩnh vực. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ CBCCVC còn hạn chế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC ở nước ngoài còn gặp khó khăn. Các cơ sở giáo dục đào tạo trong tỉnh liên kết đào tạo đại học, sau đại học phát triển nhanh nhưng chưa gắn đúng với yêu cầu, nhiệm vụ công tác, chất lượng đào tạo chưa cao. Đào tạo trí thức bậc cao (từ trình độ thạc sỹ trở lên) còn mất cân đối. Một số cán bộ đã có trình độ thạc sỹ nhưng chưa cống hiến được nhiều cho cơ quan, đơn vị và cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc thu hút trí thức có trình độ cao về công tác tại tỉnh còn khó khăn. Ở một số ngành xảy ra tình trạng chảy máu chất xám. Các chính sách thu hút, đãi ngộ đối với CBCCVC có trình độ cao vẫn đang dừng lại ở hình thức bằng cấp mà chưa đánh giá được hiệu quả đích thực từ những người được hưởng chế độ đãi ngộ đã phục vụ, công hiến cho sự phát triển của tỉnh.

Vĩnh Phúc đặt mục tiêu đến năm 2025, hình thành được đội ngũ chuyên gia giỏi của tỉnh trong hầu hết các lĩnh vực; thu hút được tối thiểu 50 nhân tài vào bộ máy các cơ quan trong giai đoạn 2020 - 2025; phấn đấu 80% phát minh, sáng kiến, sáng chế các nhiệm vụ khoa học được thực hiện bởi đội ngũ trí thức của tỉnh hoặc do đội ngũ trí thức của tỉnh đồng chủ trì. Hằng năm, tổ chức được từ 2 - 3 chương trình, nội dung, hợp tác với các chuyên gia đầu ngành, các tổ chức có uy tín… để chuyển giao tri thức. Mỗi năm cử từ 100 - 150 cán bộ, công chức đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị và từ 700 - 800 cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo trung cấp lý luận chính trị. Phấn đấu đến năm 2025, hình thành được đội ngũ người có tài năng trong hoạt động công vụ của tỉnh trong hầu hết các lĩnh vực: Mỗi cơ quan hành chính và lĩnh vực sự nghiệp khác có ít nhất 3 người được tỉnh xác định là người có tài năng; sự nghiệp giáo dục và đào tạo có 500 người (bình quân có 1 người/trường) được tỉnh xác định là người có tài năng và có giáo viên đạt trình độ tiến sỹ trong các trường THPT; sự nghiệp y tế có ít nhất 100 người được tỉnh xác định là người có tài năng và cử đi đào tạo 150 công chức, viên chức có trình độ Chuyên khoa II và tương đương, 350 công chức, viên chức có trình độ Chuyên khoa I và tương đương.

Để thực hiện tốt những mục tiêu nêu trên, trong thời gian tới, Vĩnh Phúc cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Một là, xác định công tác xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội, trong đó sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đóng vai trò quyết định. Phát huy vai trò của nhân dân, cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, người đứng đầu trong xây dựng đội ngũ trí thức của tỉnh.

Hai là, thực hiện rà soát việc thực hiện các chính sách của tỉnh về xây dựng đội ngũ trí thức, sửa đổi, bổ sung, ban hành những chính sách mới nhằm đảm bảo trí thức được hưởng lợi ích vật chất, tinh thần, điều kiện làm việc tương xứng với giá trị từ kết quả lao động của trí thức. Hoàn thiện chính sách thu hút, đãi ngộ trí thức trong và ngoài tỉnh, tích cực tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hoặc về công tác tại tỉnh.

Ba là, xây dựng chính sách tôn vinh, khen thưởng trí thức. Đánh giá năng lực theo kết quả đầu ra để có hình thức tôn vinh, khen thưởng tương xứng. Đào tạo, bồi dưỡng trí thức. Xây dựng cơ chế, chính sách và có kế hoạch cụ thể để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức. Cơ cấu lại để sử dụng có hiệu quả đội ngũ trí thức là cán bộ, công chức, viên chức hiện có.

Bốn là, thực hiện tốt việc tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý. Việc quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm đảm bảo đúng nguyên tắc, quy trình. Việc đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ phải dựa trên cơ sở đánh giá cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ, tăng cường công tác luân chuyển cán bộ nhằm rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn. Quan tâm bổ nhiệm trí thức có tư duy đổi mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Năm là, tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò, vị trí của Liên hiệp Hội của đội ngũ trí thức. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các địa phương để triển khai công tác chuyên môn, tăng cường quan hệ hợp tác với Liên hiệp Hội các tỉnh bạn để nắm bắt nhiều thông tin, sáng kiến, công nghệ mới để phổ biến áp dụng trong tỉnh. Khẳng định vị trí, vai trò của Liên hiệp Hội trong hệ thống chính trị.

Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo việc triển khai thực hiện Nghị quyết và các chính sách liên quan của Trung ương và của tỉnh ở tất cả các cấp, các ngành, đoàn thể, đơn vị tổ chức trong tỉnh.

Nguyễn Quang Hưng

 

Danh sách tin tức - bài viết
Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:

Văn bản mới

Thư viện video

Thiết thực trong học tập và làm theo lời Bác ở Yên Lạc
Lực lượng vũ trang Vĩnh Phúc phát huy vai trò nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh
Phụ nữ Vĩnh Phúc học và làm theo lời Bác bằng những việc làm thiết thực
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, góp phần xây dựng đảng vững mạnh
Vĩnh Phúc thực hiện các giải pháp đột phá phát triển Đảng trong doanh nghiệp
Vĩnh Tường đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác
Tết Độc lập nhớ Bác
Ngành GD và ĐT Vĩnh Phúc thực hiện di chúc của Bác
Vĩnh Yên đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên
Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu dân cư
Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên "Gần dân, sát dân"
Vĩnh Phúc triển khai thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025
Vĩnh Phúc phát triển du lịch kết nối di sản
Học tập và làm theo lời Bác để nâng tầm giá trị Làng nghề rèn truyền thống
Mặt trận Tổ quốc các cấp tích cực giám sát, phản biện xã hội tham gia xây dựng Đảng, chính quyền
Vĩnh Yên xây dựng niềm tin với Đảng
Đường chúng ta đi
NHỮNG NGƯỜI LÍNH LÀM NÊN ĐẠI THẮNG 30-4
Sôi nổi các hoạt động chào mừng 47 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh
Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2022
Những tấm gương tiêu biểu học tập và làm theo Bác
Danh thắng Tây Thiên giá trị lịch sử và văn hóa
Những tấm gương của núi rừng Tây Bắc
Tây Thiên - Đến với Phật về với Mẫu
Độc đáo Lễ hội Tây Thiên
Khám phá hệ thống tượng Mẫu, danh thắng Tây Thiên
Đền Cô và những câu chuyện chưa kể
Về thăm Thiền viện Trúc lâm An Tâm
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Làng hát Văn trên đất mẫu Tây Thiên
Người Sán Dìu ở Tam Đảo - Tín ngưỡng thờ Quốc Mẫu
Mâm cơm dâng Mẫu của người Sán Dìu Vĩnh Phúc
Đến thăm Đền Dầu
Thăm Đền Sóc Sơn
Vãn cảnh Chùa Thông
Về thăm Đình Xuân Mẫu
Kiểm tra, giám sát chặt hoạt động kinh doanh xăng, dầu
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ Quốc gia 50 năm thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng
Khuyến cáo sử dụng thuốc kháng virus điều trị COVID-19 an toàn và hiệu quả
Kịp thời cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị Covid-19 tại nhà
Người dân chủ động tầm soát dịch tại nhà
Giám sát nghiêm ngặt việc cách ly, điều trị F0 tại nhà
Toàn văn bài phát biểu chúc Tết Nhâm Dần 2022 của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
Giáo dục Vĩnh Phúc vươn tầm cao mới
Vĩnh Tường trên chặng đường phát triển
Thành phố Phúc Yên - đầu tàu kinh tế của Vĩnh Phúc
Diện mạo nông thôn mới ở Bình Xuyên
Đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
Tam Đảo chống dịch covid-19
Tăng độ bao phủ Vaccine phòng Covid-19
Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV, nhiệm kỳ 2021-2026
Vươn lên sau vấp ngã
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - nền tảng, niềm tin và khát vọng
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại khai mạc Đại hội Đảng XIII
Tổng bí thư: Văn hóa còn thì dân tộc còn
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng