Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Trọn cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và chói sáng, đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã có vai trò quan trọng trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng. Những tư tưởng xuất sắc về xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận, về tổ chức mà Đồng chí đề xuất và lãnh đạo thực hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX, vẫn giữ nguyên tính thời sự và cách mạng.

 Bản luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú dự thảo, tháng 10/1930. (Ảnh: baotanglichsu.vn)

Đồng chí Trần Phú (1904 - 1931) là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta. Trọn cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và chói sáng, đồng chí đã có vai trò quan trọng trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Với cương vị Tổng Bí thư đầu tiên khi Đảng ta mới thành lập, đồng chí có vai trò hết sức đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng. Mặc dù hy sinh khi tuổi đời còn trẻ nhưng những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng của đồng chí đã có những đóng góp to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ Đảng mới ra đời.

Thứ nhất, xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận

Trần Phú sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, là người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh giàu truyền thống cách mạng. Trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, ngay từ khi còn là học sinh, cùng với việc dồn hết tâm trí cho học tập, trau dồi kiến thức, Trần Phú đã hăng hái tham gia “Hội Tu tiến” cùng giúp đỡ nhau học tập và hun đúc tinh thần yêu nước.

Với nhiệt huyết tuổi trẻ, khi là giáo viên tại Vinh (năm 1925), Trần Phú đã tiếp nhận những tư tưởng yêu nước và cách mạng của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá qua sách, báo bí mật. Trần Phú đã tham gia sáng lập Hội Phục Việt (sau đổi tên là Hội Hưng Nam, Việt Nam Cách mạng Đảng, Tân Việt). Năm 1926, Trần Phú được Việt Nam Cách mạng Đảng cử sang Quảng Châu liên hệ với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với nòng cốt là Cộng sản đoàn do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sáng lập và lãnh đạo để bàn việc thống nhất hai tổ chức.

Tại Quảng Châu, Trần Phú đã được tham gia lớp huấn luyện về lý luận chính trị, được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và cử vào Cộng sản đoàn, rồi được cử về nước hoạt động. Về nước, đồng chí Trần Phú đã tích cực cải tổ Việt Nam Cách mạng Đảng theo đường lối và tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Bị bọn mật thám Pháp lùng sục ráo riết, do yêu cầu của tổ chức, Trần Phú đã trở lại Quảng Châu. Mùa xuân năm 1927, Trần Phú được Nguyễn Ái Quốc cử sang Liên Xô và học tại Trường Đại học Phương Đông. Tại đây Trần Phú được học tập, nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, lịch sử phong trào cộng sản và công nhân thế giới, tham gia hoạt động thực tiễn, trao đổi, thảo luận với các đồng chí cộng sản của các đảng anh em về những vấn đề cách mạng, dân tộc và thuộc địa. Trần Phú trở thành Bí thư chi bộ đầu tiên của Chi bộ những người cộng sản Việt Nam tại Trường Đại học Phương Đông. Sau 3 năm học tập và rèn luyện, Trần Phú trở thành một trong những thanh niên cách mạng Việt Nam được trang bị một cách căn bản lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã trưởng thành vượt bậc, đủ sức gánh vác những nhiệm vụ lớn lao của cách mạng Việt Nam.

Tháng 4/1930, khi đó Đảng ta - Đảng Cộng sản Việt Nam mới được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức cộng sản, Trần Phú được Quốc tế Cộng sản và Nguyễn Ái Quốc cử về nước hoạt động lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam với cương vị cán bộ chủ chốt của Đảng. Tháng 7/1930, Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Vào thời điểm đó, mặc dù phong trào cách mạng trong nước ngày càng dâng cao, lực lượng cách mạng ngày càng lớn mạnh, nhưng vì Đảng Cộng sản mới được thành lập nên nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là để Đảng Cộng sản hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình trước yêu cầu của phong trào cách mạng Đông Dương, đưa cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng thì công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức đang được đặt ra hết sức cấp bách. Nhiệm vụ nặng nề ấy đặt lên vai những người cộng sản trẻ tuổi Việt Nam, trong đó có Trần Phú.

Trở về nước, với nền tảng lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin được trang bị một cách căn bản, một nhãn quan cách mạng mới, với sự tin cậy của Quốc tế Cộng sản, của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú được giao nhiệm vụ xây dựng các văn kiện quan trọng trình Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong đó quan trọng nhất là dự thảo Luận cương chính trị của Đảng. Để xây dựng Luận cương chính trị, Trần Phú đã trực tiếp đi khảo sát thực tiễn phong trào cách mạng và lực lượng cách mạng tại các tỉnh trọng điểm ở Bắc Bộ cả về công nghiệp và nông nghiệp tại Nam Định, Hải Phòng, Hòn Gai và Thái Bình. Trên cơ sở vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối Quốc tế Cộng sản, tư tưởng của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và tình hình thế giới, thực tiễn cách mạng Việt Nam, Trần Phú đã hoàn thành xuất sắc bản dự thảo Luận cương chính trị của Đảng. Tháng 10/1930, bản Luận cương chính trị đã được Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) thảo luận, góp ý và thông qua. Hội nghị cũng đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Luận cương chính trị của Đảng năm 1930 do Trần Phú dự thảo là một văn kiện lý luận quan trọng của Đảng ta. Luận cương đã chỉ rõ mục đích, nhiệm vụ, tiến trình, lực lượng, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sức mạnh đoàn kết quốc tế vô sản của cách mạng Đông Dương. Dù còn một vài hạn chế, nhưng Luận cương đã góp phần khẳng định sự đúng đắn về đường lối của cách mạng Việt Nam mà Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng đã vạch ra để chỉ đạo phong trào cách mạng.

Cùng với đóng góp về mặt lý luận qua Luận cương chính trị năm 1930, với cương vị là Tổng Bí thư của Đảng, Trần Phú đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền của Đảng. Để tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị và tuyên truyền, Trần Phú đã thành lập Ban Tuyên truyền và giao cho một ủy viên Thường vụ làm Trưởng ban phụ trách thúc đẩy công tác này. Công tác tuyên truyền của Đảng là một bộ phận của công tác xây dựng Đảng về mặt lý luận, tư tưởng. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh đã góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, đồng chí cũng chủ trương cho xuất bản báo Cờ vô sản - Cơ quan tuyên truyền của Đảng và tờ Cộng sản (tiền thân của Tạp chí Cộng sản) - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Đông Dương - nhằm tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Quốc tế Cộng sản, của Đảng Cộng sản Đông Dương, vận động quần chúng và xây dựng lực lượng cách mạng, thúc đẩy phong trào cách mạng.

Bên cạnh việc xây dựng lý luận cách mạng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Quốc tế Cộng sản và thực tiễn cách mạng Đông Dương, với cương vị là Tổng Bí thư, một trong những nhà lý luận chính trị hàng đầu của Đảng, Trần Phú tích cực đấu tranh và kiên quyết phê phán chống các tư tưởng cơ hội, cải lương, dao động, thỏa hiệp, hữu khuynh và cực đoan đang tồn tại trong Đảng, gây chia rẽ Đảng, kiên trì đấu tranh làm trong sạch Đảng, xây dựng Đảng thực sự là một tổ chức thống nhất, là đội tiền phong của giai cấp vô sản theo đúng tinh thần của Quốc tế Cộng sản, đúng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Khu di tích đồng chí Trần Phú tại Hà Tĩnh. (Ảnh: baotanglichsu.vn)

Thứ hai, xây dựng Đảng về mặt tổ chức

Cùng với công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận, Tổng Bí thư Trần Phú đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng về mặt tổ chức.

Trước hết, đồng chí chỉ rõ, quy tắc tổ chức của Đảng phải được thể hiện một cách sâu sắc như sau: Đảng Cộng sản Đông Dương là đảng của giai cấp vô sản nên phải gồm những công nhân tiên tiến nhất, lãnh đạo Đảng phải là những công nhân ưu tú nhất; mỗi đảng viên phải hăng hái hoạt động, tích cực, chủ động tham gia vào công việc của Đảng, phải tuân thủ nguyên tắc tổ chức đảng, phải tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa; Đảng phải được tổ chức theo kỷ luật sắt, mỗi vấn đề đều được mọi đảng viên tham gia thảo luận tự do, dân chủ nhưng khi đã quyết nghị thì phải thực hiện nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, nguyên tắc tối cao là lợi ích của Đảng, của nhân dân; Đảng tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, dĩ nhiên, đó là nguyên tắc căn bản, vấn đề tập trung dân chủ được thực hiện ra sao còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhằm mang lại thành công cho cách mạng; tổ chức đảng được xây dựng theo nơi làm việc của đảng viên, không theo nơi cư trú của đảng viên; Đảng thống nhất lãnh đạo mọi đoàn thể quần chúng nhân dân, không có sự lãnh đạo dẫn dắt của Đảng thì mọi phong trào của quần chúng, mọi phong trào cách mạng sẽ không có phương hướng chung, rời rạc và tất yếu sẽ dẫn đến tan rã. Đảng ta ngay từ đầu xác định, lãnh đạo các tổ chức quần chúng đấu tranh cách mạng chống thực dân và phong kiến là nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Hai là, đó là xây dựng sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, xây dựng Đảng thực sự trở thành một khối thống nhất, vững mạnh về tổ chức. Sự khác biệt về quan niệm, tư tưởng, chủ trương trong Đảng vào thời điểm chuyển giao, hợp nhất, thống nhất các tổ chức cộng sản khác nhau ở Đông Dương khi đó là một tất yếu khách quan và có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Đồng chí Trần Phú chủ trương, một mặt, cố gắng bằng mọi biện pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, hết lòng xây dựng sự đoàn kết thống nhất ý chí, lập trường giai cấp trong Đảng; mặt khác, kiên quyết đấu tranh phê phán chống lại những tư tưởng xa rời các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chủ trương chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, nhằm tạo nên sự thống nhất, đoàn kết trong Đảng, tạo nên sức mạnh tổng hợp của tổ chức đảng.

Vào thời điểm Đảng ta mới thành lập còn hết sức non trẻ, thì rõ ràng đây là một yêu cầu sống còn của Đảng, là một chủ trương hết sức sáng suốt và đúng đắn. Trong thời điểm thực dân Pháp bằng nhiều thủ đoạn thâm độc khác nhau, một mặt, chúng thực hiện chính sách khủng bố "trắng" cực kỳ dã man, tàn bạo; mặt khác, chúng sử dụng các âm mưu đen tối nhằm mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo các phần tử cơ hội, phản bội phá vỡ nội bộ Đảng ta từ bên trong, nếu Đảng ta không xây dựng được sự đoàn kết nhất trí thực sự trong Đảng thì tổ chức sẽ bị tan vỡ, phong trào cách mạng sẽ bị dìm trong biển máu.

Ba là, công tác phát triển Đảng. Khi mới thành lập, toàn Đảng chỉ có 30 chi bộ với hơn 300 đảng viên, trong khoảng hơn một năm sau (tháng 3/1931), dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Trần Phú, không chỉ phong trào cách mạng ở nước ta bước vào một giai đoạn mới mang tính cao trào, mà công tác phát triển Đảng cũng bước vào một giai đoạn mới với nhiều thành tựu, số đảng viên đã nhanh chóng tăng lên 2.400 đồng chí và hoạt động trong 250 chi bộ. Đặc biệt, trong công tác phát triển đảng viên mới, mặc dù từ nhiều nguồn khác nhau, không phân biệt nguồn gốc, nhưng chủ trương thúc đẩy phát triển mạnh mẽ đảng viên mới trong giai cấp công nhân được ưu tiên. Ngoài ra, cũng đẩy mạnh chủ trương phát triển thành phần giai cấp công nhân trong các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.

Bốn là, xây dựng, kiện toàn hệ thống tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở. Đó là hệ thống chặt chẽ, thống nhất: Trung ương - Xứ ủy - Tỉnh ủy - Huyện ủy và chi bộ cơ sở. Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập từ sự hợp nhất các tổ chức cộng sản khác nhau, do đó mỗi tổ chức cộng sản vốn có cách tổ chức, hệ thống tổ chức khác nhau. Vấn đề xây dựng Đảng thành một tổ chức thống nhất theo hệ thống từ trên xuống chắc chắn sẽ tạo nên sự thống nhất, vững mạnh và sức mạnh của Đảng được tăng lên. Đây là lần đầu tiên hệ thống tổ chức của Đảng ta được kiện toàn, hoàn thiện, thống nhất. Đặc biệt, Tổng Bí thư Trần Phú đã chủ trương khôi phục, củng cố các Ban lãnh đạo Xứ ủy và nâng cao vai trò lãnh đạo của Xứ ủy đối với phong trào cách mạng của từng vùng, từng miền. Ngoài ra, đồng chí Trần Phú cũng đề cao chủ trương tăng cường xây dựng và củng cố các chi bộ nhà máy, các chi bộ của giai cấp công nhân.

Năm là, sớm xác định công tác xây dựng các tổ chức quần chúng nhân dân là xây dựng lực lượng cách mạng, một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng Đảng, nên vấn đề này được Tổng Bí thư Trần Phú đặc biệt quan tâm. Đồng chí cùng Ban Thường vụ chỉ đạo kịp thời, nhanh chóng xây dựng, củng cố các tổ chức quần chúng quan trọng, những lực lượng quần chúng đông đảo và mạnh mẽ của cách mạng. Đó là: Công hội, Nông hội, Phụ nữ hội, Thanh niên hội, Sinh hội, Cứu tế hội,…

Tổng Bí thư Trần Phú trực tiếp đảm nhận trách nhiệm phụ trách Công hội đỏ. Công hội đỏ là tổ chức quần chúng rộng rãi của công nhân nhằm tập hợp lực lượng những người vô sản tích cực đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Quán triệt chủ trương chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, tăng cường phát triển Đảng trong giai cấp công nhân là ưu tiên hàng đầu, Tổng Bí thư Trần Phú đã đẩy mạnh hoạt động và vai trò của Công hội đỏ, thúc đẩy thành lập Ban Công vận Trung ương mà chính đồng chí trực tiếp làm Trưởng ban. Đây là một chủ trương kịp thời và đúng đắn nhằm tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong điều kiện một đất nước nửa thuộc địa, phong kiến, quần chúng tham gia đấu tranh cách mạng chủ yếu là giai cấp nông dân và các tầng lớp xã hội khác.

Thực hiện chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Tổng Bí thư Trần Phú lãnh đạo quyết liệt việc xây dựng và thành lập Cộng sản Thanh niên Đoàn. "Tổ chức ra Cộng sản Thanh niên Đoàn là một nhiệm vụ thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp là một vấn đề cần kíp mà Đảng phải giải quyết"1. Bằng sự chỉ đạo cụ thể, quyết liệt của đồng chí Trần Phú và Ban lãnh đạo Đảng ta, Cộng sản Thanh niên Đoàn đã được thành lập, phát triển rộng khắp, mạnh mẽ và thực sự trở thành lực lượng cách mạng hùng hậu và tiên phong của Đảng. Đây là một tầm nhìn, một đóng góp vô cùng quan trọng của Tổng Bí thư Trần Phú đối với công tác xây dựng Đảng khi Đảng ta còn trong trứng nước.

Kiên quyết thúc đẩy thành lập, xây dựng và lãnh đạo các tổ chức quần chúng ngay từ khi Đảng mới thành lập nhằm tập hợp họ thành lực lượng cách mạng phản đế, phản phong là một tầm nhìn chiến lược, một chủ trương sáng suốt và đúng đắn của Tổng Bí thư Trần Phú và Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương. Lịch sử cách mạng Việt Nam gần một thế kỷ qua đã khẳng định điều đó.

Sáu là, với đường lối, chủ trương, chiến lược, sách lược đúng đắn, sáng tạo và kịp thời trong lãnh đạo thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng Đông Dương, trong xây dựng Đảng cả về tư tưởng, lý luận và tổ chức như nêu trên, chỉ một thời gian ngắn, Đảng Cộng sản Đông Dương đã trưởng thành vững mạnh, đã trở thành một chủ thể độc lập, tổ chức duy nhất lãnh đạo cách mạng, hoàn toàn đủ năng lực và điều kiện gánh vác nhiệm vụ lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản Đông Dương. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Đông Dương đã trở thành chi bộ độc lập trực tiếp trực thuộc Quốc tế Cộng sản, một bộ phận hữu cơ của phong trào cộng sản thế giới. Đây vừa là sự công nhận, khẳng định, vừa là sự tin cậy của Quốc tế Cộng sản đối với Đảng ta.

Mặc dù cuộc đời cách mạng ngắn ngủi, thời gian lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương không dài, nhưng với một trí tuệ siêu việt, một bầu nhiệt huyết cách mạng vô song, Tổng Bí thư Trần Phú đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong sự nghiệp cách mạng Đông Dương và Việt Nam. Những tư tưởng xuất sắc về xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận, về tổ chức mà đồng chí Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đề xuất và lãnh đạo thực hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX, vẫn giữ nguyên tính thời sự và cách mạng.

________________

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 3, tr.91, 98-99

PGS, TS Lâm Quốc Tuấn, ThS Nguyễn Thị Phương Chi (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)
Nguồn: dangcongsan.vn
 
 
Danh sách tin tức - bài viết
Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:

Hệ thống văn bản

Thư viện video

Vĩnh Phúc phát triển du lịch kết nối di sản
Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên thanh niên khơi dậy khát vọng công hiến
Phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu cấp ủy
Phát triển văn hóa con người Vĩnh Phúc
Nông dân Vĩnh Phúc làm theo lời Bác
Học tập và làm theo lời Bác để nâng tầm giá trị Làng nghề rèn truyền thống
Mặt trận Tổ quốc các cấp tích cực giám sát, phản biện xã hội tham gia xây dựng Đảng, chính quyền
Nông dân Vĩnh Phúc chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
Vĩnh Phúc xây dựng những miền quê đáng sống
Nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn tại các kỳ họp HĐND
Vĩnh Phúc tăng cường xây dựng nông thôn mới nâng cao
Học và làm theo lời Bác để xây dựng chi bộ “4 Tốt”
Học và làm theo lời Bác trong công tác phát triển Đảng
Nâng cao vai trò của tổ chức đảng trong doanh nghiệp FDI
Hiểu biết cán bộ, khéo dùng cán bộ
Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc chuẩn hóa để đáp ứng yêu cầu mới
Xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu vinh dự và trách nhiệm
Ngành Y tế Vĩnh Phúc học và làm theo lời Bác gắn với nâng cao y đức
Tham gia xây dựng Đảng trách nhiệm lớn của Đoàn
Đánh giá cán bộ bằng sản phẩm
10 dấu ấn nổi bật năm 2022
Bác Hồ trong lòng nhân dân Vĩnh Phúc
Hiệu quả của quyết tâm và sáng tạo trong chỉ đạo điều hành
Động lực để công nhân thi đua sản xuất giỏi
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
Phát triển Đảng trong Doanh nghiệp
Tự phê bình và phê bình vũ khí sắc bén trong xây dựng Đảng
Nâng cao chất lượng học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng - Nhiệm vụ quan trọng đưa Nghị quyết vào cuộc sống
Vĩnh Yên xây dựng niềm tin với Đảng
Khát vọng phát triển
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành cổ vũ trận bóng đá Việt Nam - Malaysia
Khát vọng Vĩnh Phúc
Du lịch Vĩnh Phúc tiếp tục sứ mệnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Phát triển Đảng trong doanh nghiệp – Linh hoạt, sáng tạo
Vĩnh Phúc biến nguy thành cơ
Đường chúng ta đi
Vĩnh Phúc đứng ở Top đầu chỉ số PCI
NHỮNG NGƯỜI LÍNH LÀM NÊN ĐẠI THẮNG 30-4
Sôi nổi các hoạt động chào mừng 47 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh
Gia tăng trẻ nhập viên do mắc các bệnh hô hấp
Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2022
Nhiều hoạt động hướng đến đẩy mạnh kích cầu du lịch
Nâng cao hiệu quả hoạt động báo cáo viên và công tác tuyên truyền miệng
Điểm tin hoạt động lãnh đạo tỉnh tuần qua (28/3/2021-03/4/2022)
Những tấm gương tiêu biểu học tập và làm theo Bác
Vĩnh Phúc cả hệ thống chính trị vào cuộc vì sức khỏe Nhân dân
Danh thắng Tây Thiên giá trị lịch sử và văn hóa
Những tấm gương của núi rừng Tây Bắc
Cách xác định các ca bệnh trong tình hình mới
Tây Thiên - Đến với Phật về với Mẫu
Độc đáo Lễ hội Tây Thiên
Khám phá hệ thống tượng Mẫu, danh thắng Tây Thiên
Đền Cô và những câu chuyện chưa kể
Về thăm Thiền viện Trúc lâm An Tâm
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Làng hát Văn trên đất mẫu Tây Thiên
Người Sán Dìu ở Tam Đảo - Tín ngưỡng thờ Quốc Mẫu
Mâm cơm dâng Mẫu của người Sán Dìu Vĩnh Phúc
Đến thăm Đền Dầu
Thăm Đền Sóc Sơn
Vãn cảnh Chùa Thông
Về thăm Đình Xuân Mẫu
Kiểm tra, giám sát chặt hoạt động kinh doanh xăng, dầu
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG THIẾT BỊ Y TẾ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ COVID- 19
Tăng cường quản lý thị trường xăng dầu và kis test xét nghiệm Covid-19
Điểm tin hoạt động lãnh đạo tỉnh tuần qua (07/3/2022-13/3/2022)
Vĩnh Phúc linh hoạt chống dịch và tạo đà tăng trưởng
Vĩnh Phúc điều trị F0 tại nhà khi đã cơ bản bao phủ Vaccine
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ Quốc gia 50 năm thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng
Vĩnh Phúc đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
Khuyến cáo sử dụng thuốc kháng virus điều trị COVID-19 an toàn và hiệu quả
Lưu ý khi mua và sử dụng test nhanh COVID-19
Những lưu ý khi xông hơi điều trị Covid 19
Phát huy hiệu quả tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng
Chuyển biến từ đánh giá cán bộ bằng sản phẩm
Đồng hành cùng F0 điều trị tại nhà
Vĩnh Phúc linh hoạt giải pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới
Xử lý rác thải của bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà
Kịp thời cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị Covid-19 tại nhà
Người dân chủ động tầm soát dịch tại nhà
Những chiến sỹ áo trắng trên tuyến đầu chống dịch Covid-19
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho F0 điều trị tại nhà
Hướng dẫn cơ bản khi bệnh nhân mắc Covid-19 (F0) thực hiện cách ly điều trị tại nhà
Để người mắc Covid-19 vững tâm điều trị tại nhà
Trạm y tế lưu động: Giảm áp lực điều trị tập trung, tách F0 tránh lây nhiễm diện rộng
Giám sát nghiêm ngặt việc cách ly, điều trị F0 tại nhà
Điểm tin hoạt động lãnh đạo tỉnh tuần qua (7/02/2022-13/02/2022)
Vĩnh Phúc đổi mới nhiệm vụ then chốt
Vĩnh Phúc 72 mùa xuân
Dấu ấn Vĩnh Phúc 2021
Toàn văn bài phát biểu chúc Tết Nhâm Dần 2022 của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
Điểm tin hoạt động lãnh đạo tỉnh tuần qua (17/01/2022-23/01/2022)
Vĩnh Phúc - hành trình đổi mới
Vĩnh Phúc - Điểm sáng phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội
Vĩnh Phúc đổi mới để đánh giá đúng cán bộ
Công an Vĩnh Phúc tất cả vì sự bình yên của nhân dân
Giáo dục Vĩnh Phúc vươn tầm cao mới
25 năm - Dấu ấn nông nghiệp Vĩnh Phúc
Vĩnh Tường trên chặng đường phát triển
Thành phố Phúc Yên - đầu tàu kinh tế của Vĩnh Phúc
Hiệu quả từ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Diện mạo nông thôn mới ở Bình Xuyên
Đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi học trong trạng thái "bình thường mới"
Đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
Vĩnh Phúc phát huy hiệu quả dịch vụ công trực tuyến
Linh hoạt ứng phó khi F0 trong cộng đồng gia tăng
Tam Đảo chống dịch covid-19
Tăng độ bao phủ Vaccine phòng Covid-19
Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV, nhiệm kỳ 2021-2026
Vươn lên sau vấp ngã
Vĩnh Phúc nỗ lực thực hiện "mục tiêu kép"
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - nền tảng, niềm tin và khát vọng
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại khai mạc Đại hội Đảng XIII
Tổng bí thư: Văn hóa còn thì dân tộc còn
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng